Đại Lễ Tết Giáp Thìn Feb 11, 2024

ĐĐ Thích Đồng Thành tại chùa Giác Lâm–9-11/10/2015

ThichDongThanh 037

ThichDongThanh 042

ThichDongThanh 017

ThichDongThanh 061

ThichDongThanh 081

Thầy đã có 1 thời pháp ngắn đến các em Gia Đình Phật Tử bằng tiếng Anh. Thầy giới thiệu về Thầy, nói về đức Phật và giáo lý căn bản của đạo Phật là không làm các điều ác, làm các việc lành, giữ tâm ý trong sáng. Không làm điều ác là không phạm giới sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu hay sử dụng chất gây nghiện.

ThichDongThanh 065

Đại Đức Thích Đồng Thành đã hướng dẫn Phật Tử tu học trong 3 ngày vừa qua. Thầy đã từ bi, tận tâm, tận lực truyền trao đến đại chúng những điều lợi ích vô cùng thiết thực để áp dụng Phật Pháp vào đời sống hằng ngày. Mọi người rất hoan hỷ tiếp nhận và ra về với tâm hân hoan tràn đầy pháp lạc.

Pháp thoại tối thứ Sáu 9/10/2015 với chủ đề Sống Trọn Vẹn Trong Từng Phút Giây

I. Vì sao chúng ta không thể sống trọn vẹn trong từng phút giây?

1. Vì không có nhận thức đúng đắn do vô minh phiền não, không biết mình sẽ đi về đâu.

2. Vì nghiệp thức dẫn dắt, nhiều khi rất muốn mà không làm được

3. Vì môi trường sống: chúng ta quen sống vội nên không có thời gian

II. Tầm quan trọng của việc sống trọn vẹn

1. Mỗi phút giây đều có ý nghĩa mầu nhiệm

2. Cuộc sống sẽ có an lạc hạnh phúc. Chúng ta nên đổi trách nhiệm thành niềm vui thì mới có được hạnh phúc chân thật

3. Sống với chân lý, với sự thật

III. Làm sao để sống trọn vẹn trong từng phút giây?

1. Trân quý thời gian

2. Sống chân thật, đơn giản, đạm bạc

3. Sống chậm: nên biết đủ

4. Dùng ánh sáng Phật Pháp để soi rọi

5. Sống từ bi, phụng sự, cống hiến

Pháp đàm chiều thứ Bảy 10/10/2015

1. Mục đích của một ngôi chùa theo Chánh Pháp là gì:

. Là mái nhà tâm linh để thân cận thiện tri thức, thầy tâm linh và bạn đồng tu

. Là nơi tu học cho hàng Phật tử xuất gia và tại gia

Ngôi chùa không nên quá xa thành thị để mọi người dễ đến và không nên quá gần thành thị ồn ào khó tu tập.

2. Có phải việc thỉnh Tăng Ni về chùa thuyết Pháp, hướng dẫn Phật Tử tu tập là việc cần làm cho một ngôi chùa hay không?

. Là việc rất cần thiết vì mỗi Thầy có mỗi hạnh để chúng ta học theo như Thiện Tài Đồng Tử đã học với 53 Thiện Tri Thức trong kinh Hoa Nghiêm

3. Con đi chùa lễ Phật, dùng cơm chay ở chùa và tự ý lấy món chay về nhà cho gia đình ăn chay như vậy có tội hay không?

. Dùng cơm chay ở chùa không có tội nhưng muốn mang về nhà nên hỏi người có trách nhiệm về ẩm thực, khi đồng ý mới được mang về để không phạm giới

4. Thầy có dạy nên chuyển đổi bổn phận và trách nhiệm thành niềm vui thì mới có hạnh phúc. Nhưng việc phục vụ Chánh Pháp đôi khi phải đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt, không thấy có niềm vui, vậy phải làm sao?

. Nên biết khi làm việc để hoằng bá Chánh Pháp sẽ gặp rất nhiều chướng ngại. Nhưng nếu làm việc gì cũng thành công dễ dàng thì chúng ta sẽ sanh tâm ngã mạn. Có chướng duyên thử thách mới giúp chúng ta làm nhỏ dần cái bản ngã của mình. Hãy nghĩ đến lợi ích của mọi người thì chúng ta sẽ có được niềm vui.

5. Chúng con đi tu theo đạo tràng người Hoa, tụng kinh bằng Hán Văn, không hiểu nghĩa như vậy có nên không.

. Tất cả kinh tụng nên tụng bằng kinh nghĩa mới hiểu và thấu được lý. Người Việt nên tụng kinh chữ Việt.

6. Những người cầu vãng sanh nên lấy việc niệm Phật làm chính; còn tụng kinh, trì chú, nghe Pháp, công quả… là phụ. Như vậy mới được vãng sanh có đúng không?

. Tuỳ duyên của mỗi người mà chọn việc nào là chánh và việc nào là phụ, không thể có một công thức chung cho mọi người áp dụng được

….

Pháp thoại tối Thứ Bảy 10/10/2015: Bình Thường Tâm Niệm Phật

Trạng thái của tâm:

- Tâm tầm thường: an phận, không ý chí, không nghị lực dễ sinh lười biếng. Bị ngũ dục làm nhục chí

- Tâm bất thường: khi thì bao dung độ lương khi thì ích kỷ nhỏ nhen. Vui buồn, giận hờn…

- Tâm phi thường thế tục: có tham vọng lớn, muốn thành người giàu nhất, tiếng tăm nhất, quyền lực nhất, có hãng xưởng lớn nhất…

- Tâm bình thường: tâm bình thế giới bình. Tu theo đạo Phật là nên luyện tâm này. Để có tâm bình thường, chúng ta nên

1. Hiểu nhân quả

2. Tiếp xúc với thiên nhiên để giúp chúng ta sống đơn giản và bình dị

3. Trau giồi lòng từ bi

Một số người tu Tịnh Độ bây giờ hay chạy theo tính hiếu kỳ:

- Đừng chạy theo hiện tượng khác thường lạ lẫm như: không ăn cơm mà chỉ ăn trái cây, ngủ ngồi… Đó là thân thể vật chất, muốn hết tội phải chuyển tâm.

- Bất cứ hiện tượng gì xảy ra trong quá trình tu tập vẫn an nhiên tự tại. Tu để diệt ngã quên đi bản ngã của mình, đừng mong cầu biến hóa, đừng mong cầu cảnh giới. Tu là để giúp tâm nhẫn nại.

Nhiệm vu của người tu là giữ trạng thái tâm an nhiên tự tại, khiêm cung, nhẫn nại, hạ mình.

Để giữ tâm trong trạng thái bình thường, chúng ta nên nhớ

1. Vấn đề sanh tử luân hồi là trọng đại

2. Chúng ta sắp chết

3. Chúng ta đang mang căn bệnh trầm kha hơn cả ung thư ở giai đoạn cuối đó là căn bệnh của tham sân si, căn bệnh của nghiệp báo. Nên tu là quan trọng nhất

4. Chúng ta đang đứng bên bờ vực thẩm phải hết sức cẩn thận, hết sức tỉnh táo.

5. Nghiệp báo trong quá khứ, oan gia trái chủ luôn rình rập.

Pháp thoại sáng Chủ Nhật 11/10/2015: Tầm Quan Trọng Của Lòng Vị Tha

Không có lòng vị tha:

1.  Là tâm ích kỷ: bó buộc, nhỏ bé, chỉ nghĩ đến cá nhân. Tâm ích kỷ là nguồn gốc của mọi đau khổ

2. Là yếu tố để nuôi nấng bản ngã: Hy sinh quên bản thân là quên đi bản ngã. Bản ngã là chướng ngại lớn nhất trong đường tu của người con Phật. Không hạ mình để học hỏi là bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, đừng nên tôn vinh mình quá.

3. Không có ý nghĩa cao cả

Nguyên lý của tâm vị tha:

- Thú tánh nghĩ đến mình nhiều, nghĩ đến người khác ít

- Nhân tánh nghĩ đến mình phân nửa, nghĩ đến người khác phân nửa

- Thiên tánh có tâm vị tha nhiều hơn tâm ích kỷ: phóng sanh, bố thí, phạm hạnh, nói lời hòa hợp, không bán rượu

- Ngạ quỷ có phước báu nhưng sống ích kỷ

Vì sao ít người thực hiện vị tha

- Vì nghiệp trong quá khứ: ích kỷ có kiếp của người ăn xin, tuy có của nhưng vẫn muốn xin

- Nghĩ là của ai nấy hưởng, việc gì phải chia sẻ. Của mình mình làm cực khổ mới có còn người khác không làm không có thì ráng mà chịu

- Không gần gủi thiện tri thức để được nhắc nhở

Tại sao phải vị tha?

1. Lòng vị tha là chất liệu sống, là hạnh của Bồ Tát

2. Là nguồn gốc hạnh phúc cao thượng, sống là cho đi

Khi hộ niệm cho người lâm chung:

. Nên nhắc cho người đó nhớ những thiện pháp họ đã làm

. Thay họ làm thiện pháp: lập bàn thờ, thay họ chưng hoa quả…

. Đừng cho oan gia trái chủ đến hộ niệm, nên tìm người có duyên như đức Phật đã cho Ngài Xá Lợi Phất và Tôn giả A Nan đến hộ niệm cho Cấp Cô Độc 

3. Tiêu trừ nghiệp chướng: đưa mình và người đến bờ giải thoát

4. Đây là con đường thành Bồ Tát Phật

5. Là con đường giáo hoá thành công của Phật và Bồ Tát

Làm sao để có lòng vị tha?

- Nuôi dưỡng tâm từ bi: nên rải tâm từ đến 10 phương, đối với oan giả trái chủ nên dùng tâm từ để chuyển hoá, không phải để tiêu diệt

- Tương duyên tương tức: làm người vui tức là làm cho chính mình vui

- Bản ngã là không thật: vô ngã là chân lý của cuộc sống

4. Hướng đến lợi ích của mọi chúng sinh như  trong Tam Quy Y mà chúng ta tụng hằng ngày, “Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sinh” chứ đâu có xin nguyện cho con hay gia đình con…

Hy vọng Thầy sẽ chiếu cố đến đại chúng Philadelphia và vùng phụ cận trong thời gian gần nhất.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Tags: ,
Thư từ, tin tức, bài viết xin gửi về địa chỉ chuagiaclam@yahoo.com. Để tìm hiểu về Chùa Giác Lâm xin bấm vào đây. Rất mong nhận được sự cộng tác của chư Tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử và độc giả gần xa
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

0 comments

Leave a Reply

» Sử dụng tài khoản Blogger-Google, LiveJournal, WordPress, TypePad, AIM, OpenID, hoặc Tên/URL-Website [có thể bỏ trống URL], hoặc Ẩn danh [Anonymous] để đưa ra comment [nhận xét], nếu muốn.

» Bấm vào Xem trước [Preview] bên dưới khung nhận xét nếu muốn xem trước comment đã viết, trước khi post [đăng]. Tương tự, bấm vào Đăng ký qua email [Subscribe by email] để đăng ký theo dõi nhận xét của bài này.

» Vui lòng đăng nhận xét hòa nhã đúng mực và cố gắng gõ tiếng Việt có dấu nếu có thể. Rất vui vì những comment thiện chí, xin cảm ơn!